Mon panier 0
Mes favoris 0
Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó! Tập 1

Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó! Tập 1

Auteur(s)
Cù Mai Công
Date de parution : 01/01/2024

14.00 €

Livraison France à 4,50 € avec Mondial Relay !

Ean : 8935086858172
Pages : 240
Partager :

Résumé


Sài Gòn từ thuở sơ khai vốn là vùng đất mà dân tứ xứ khắp nơi quy tụ về. Mỗi nhóm người đến đây lại đem theo văn hóa, giọng nói của họ và biến Sài Gòn thành một khu vườn muôn màu muôn vẻ.

Riêng về cộng đồng người Bắc, chúng ta đều biết rằng có gần một triệu đồng bào đã vào Nam sau hiệp định Genève 1954. Tuy nhiên, thông tin về cộng đồng này đến nay vẫn chưa ai có thể tập trung đầy đủ và rõ ràng để chúng ta có cái nhìn tổng quát, đặc biệt là về đời sống, văn hóa của những người Bắc 54 tại Sài Gòn.

May sao, trong số những người viết về Sài Gòn, Cù Mai Công là một tác giả hiếm hoi chuyên về vùng đất Ông Tạ ­– nơi những người Bắc 54 tập trung đông nhất và cũng đa dạng nhất so với các vùng khác. Anh không những có “tuổi thơ dữ dội” ở đây mà còn sưu tầm và lưu giữ đầy đủ những tư liệu quý hiếm về vùng đất này. Cùng với tình cảm sâu đậm, anh đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về vùng đất Ông Tạ qua lối kể chuyện gần gũi và hấp dẫn.

Trong Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 1, chúng ta sẽ được chứng kiến những ngày đầu tiên cộng đồng Bắc 54 đến Sài Gòn và quá trình hình thành nên các giáo xứ như thế nào. Thú vị hơn, khi đi sâu vào chi tiết, chúng ta nhận ra rằng cộng đồng Bắc 54 dù khi vào Sài Gòn với muôn vàn khó khăn nhưng họ định cư có tổ chức và “quy hoạch” hẳn hoi. Cứ mỗi giáo xứ lại theo sự lãnh đạo của một vị linh mục và phân chia khu vực rất rõ ràng: giáo xứ An Lạc (Hà Nội), giáo xứ Nam Thái (Nam Định và Thái Bình), giáo xứ Lộc Hưng, Nghĩa Hòa, Tân Chí Linh... Không chỉ chặt chẽ về mặt tổ chức mà họ còn giữ gìn văn hóa, truyền thống, đạo đức cho con cháu rất kỹ. Đây là một điều đáng lưu ý cho thế hệ ngày nay.

Vì là tập đầu tiên trong bộ sách nên tác giả Cù Mai Công đã dành gần 50% thời lượng để xác định địa lý vùng Ông Tạ cho bạn đọc yêu Sài Gòn dễ hình dung, bởi lẽ “Ông Tạ” vốn là tên dân gian chứ không phải địa giới hành chính. Anh đã đưa ra các tiêu chí rất thuyết phục: xem dân đi chợ nào, học trường nào và đi lễ ở đâu… để xác định ranh giới của Ông Tạ tới đâu, hoặc định nghĩa thế nào là một “người Ông Tạ”. Nhờ vậy, độc giả dễ theo dõi mạch câu chuyện của anh ở những tập 2 và 3 mà không bị “lạc lối” giữa muôn vàn nhân vật ở Ông Tạ.

Ngoài những nội dung giống với bản in đầu tiên, trong lần tái bản này, tác giả đã cẩn trọng bổ sung và điều chỉnh khiến cho nội dung về Ông Tạ được đầy đủ và phong phú hơn so với lần ra mắt cách đây 3 năm. Độc giả sẽ được biết thêm về trận đánh của nhà Nguyễn và quân Pháp tại đồn Chí Hòa, nơi mà gần 100 năm sau trở thành trung tâm vùng Ông Tạ. Ngoài ra, tác giả còn khắc họa rõ hơn về những cộng đồng có mặt tại khu vực này trước thời điểm 1954, để từ đó chúng ta hiểu được quá trình hòa nhập của những người di cư khi đến vùng đất mới.

Bất chấp sự khác biệt tôn giáo, vùng miền, chính trị.., những cộng đồng này có thể chung sống “hòa nhập mà không hòa tan”; có nền nếp gia phong nằm trong tình làng nghĩa xóm, tình đồng hương; có sự hòa nhập, cải biên nhưng cũng không làm mất đi nét riêng và phong vị của quê nhà. Và đến hôm nay, cộng đồng Bắc 54 đã trở thành một phần máu thịt của vùng đất Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung.

Sau khi gấp quyển sách này lại, lúc nào đó bạn chợt đi ngang qua ngã ba Ông Tạ, hoặc một xóm đạo nào đó ở Sài Gòn, có thể bạn sẽ thấy yêu thêm Sài Gòn vì đã thấu hiểu một thành phần quan trọng đã làm nên thành phố này.
En quelques mots: Nous allons être témoin des premiers jours de l'arrivée des Bắc 54 (appelation donné à la population qui migre du Nord vers le Sud suite à la partition du Vietnam) à Sài Gòn en et nous allons suivre le processus de formation des paroisses. Ce qui est d'avantage intéressant, en entrant dans les détails, on se rend compte que même si la communauté Bắc 54 est arrivée à Saigon avec d'innombrables difficultés, son installation a été très organisée et « planifiée ». Chaque paroisse est sous la direction d'un prêtre et est divisée en zones très claires : paroisse An Lạc (Hà Nội), paroisse Nam Thái (Nam Định và Thái Bình), paroisses Lộc Hưng, Nghĩa Hòa, Tân Chí Linh... Non seulement ils sont très organisés, mais ils préservent leur culture, leurs traditions et leurs valeurs pour leurs descendants. C'est quelque chose de remarquable pour notre génération. Malgré les différences religieuses, régionales, politiques, etc., ces communautés peuvent coexister dans l'intégration sans fusionner; il y a une hiérarchie basée sur l'amour du voisinage et de la patrie; il y a intégration, réforme des frontières mais sans perdre l'identité et le statut de la patrie. Et aujourd'hui, la communauté du Nord 54 est devenue une partie intégrante de la terre de Saigon en particulier et du Sud en général. En ce qui concerne la communauté du Nord, nous savons que près d'un million de compatriotes sont déplacés vers le Sud après les accords de Genève de 1954. Cependant, les informations sur cette communauté n'ont pas encore été suffisamment rassemblées pour donner une vue d'ensemble sur la vie et la culture des Bắc 54 à Sài Gòn. Heureusement, parmi ceux qui écrivent sur Sài Gòn, Cù Mai Công est un rare auteur spécialisé dans le pays d'Ông Tạ - Là où les Bắc 54 sont les plus concentrés et aussi les plus diversifiés par rapport aux autres régions. Il n'a pas seulement eu une enfance mouvementée, il a également accumuler et conserver des documents inestimables sur cette terre. Avec une profonde affection, il a fournit aux lecteurs de nombreuses informations utiles du pays Ông Tạ grâce à une narration intime et captivante.